Nguồn gốc giới thiệu về tết trung thu
Chuyện kể lại rằng, vua Đường Minh Hoàng khi ngao du tại vườn Ngự Uyển đêm trăng rằm tháng 8. Được đạo sĩ Diệp Pháp Thiện – người có phép tiên có thể đưa nhà vua lên cung trăng. Sau khi lên cung trăng, cảnh sắc thì đẹp mê hồn lại mờ ảo trong ánh sáng của vầng trăng. Nhà vua như đắm chìm trong cảnh sắc. Đến khi rời đi về lại trần thế ngài vẫn quyến luyến nơi đó. Vì vậy vua ra lệnh cho dân chúng cứ mỗi dịp rằm tháng 8 thì rước đèn, phá cỗ, ngắm trăng.
Nhắc đến tết trung thu, mọi người đều nghĩ ngay đến những món đồ tượng trưng như bánh trung thu, rước đèn, múa lân,…Và nhất là đối với những em nhỏ, thì đây là ngày mà các bé sẽ được diện đồ mới. Và cùng bạn bè tham gia lễ rước đèn dưới trăng. Đây chắc chắn là kỉ niệm đẹp khó quên đi theo các em mãi về sau này
Tết trung thu của người Việt Nam có phong tục bày cỗ để cúng tổ tiên và cùng con cháu mừng trung thu. Mâm cỗ thường có bánh trung thu như một món ăn đặc trưng ngày lễ kèm theo món truyền thống như xôi, gà, gạo, muối…người Việt còn chuẩn bị bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng, bưởi,… Và cũng không thể thiếu hương, hoa, đèn, nến,…
Tết trung thu ở Việt Nam được xem là Tết thiếu nhi với các hoạt động rước đèn, phá cỗ, múa lân, múa rồng. Hình ảnh chị Hằng chú Cuội là những người bạn thân thiết trong ngày Lễ Trung Thu với các bé. Thông thường người lớn sẽ không tham gia việc rước đèn mà thay vào đó là việc cúng kiếng. Song song đó là dịp mà cả gia đình quây quần bên nhau ăn bánh, uống trà và trò chuyện.
Công ty Bánh Ngọt Hữu Bình – CSSX Hữu Thịnh.
Địa chỉ: 184 Trần Hưng Đạo, phường Ngọc Châu, TP Hải Dương.
Tell: +84 220 3853519 – 3895099.
Hotline: +84 989081295.
Email: congtyhuubinh@gmail.com / website: www.huubinh.com.vn.