Mâm cỗ tết trung thu ở khu vực Đông Nam Á chắc chắn sẽ xuất hiện những điểm khác nhau nhưng với nước ta thì không thể thiếu :

Bánh trung thu là đặc trưng riêng dành cho mâm cỗ tết trung thu mà không ngày lễ nào có. Bánh gồm 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo, được đúc trong khuôn hình vuông với hoa văn, hoạ tiết đơn giản. Bánh nướng thường được quét một lớp mỡ mỏng, nướng lên có màu vàng nâu, rất thơm; Còn bánh dẻo làm từ gạo nếp xay nhuyễn, có màu trắng đục, ăn rất bùi và dẻo. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu về thẩm mĩ thì bánh trung thu được chế tác thêm nhiều kiểu dáng khác như hình tròn, cá heo, cá chép,…cũng như nhiều màu sắc từ bánh xanh, đỏ, đến bánh vàng, cam,… nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ các bé.

Tương tự với hương vị bên trong, trước kia, bánh trung thu truyền thống chỉ có nhân thập cẩm nhưng ngày nay để thu hút khách hàng thì bánh còn có nhiều loại nhân khác nhau như đậu xanh, hạt sen, khoai môn,… Khách hàng có nhiều lựa chọn hơn để phù hợp với khẩu vị và sở thích riêng của mỗi người.

2. Mâm quả

Thường thì những trái cây được chọn bày trong mâm cỗ là những loại đặc trưng của mùa thu. Ví dụ như dưa hấu, táo, bưởi,… Khi chọn quả, quý khách hàng có thể kết hợp càng nhiều loại quả càng tốt. Nhưng phải có cả quả xanh, quả chín để tăng thêm sự sinh động, bắt mắt hơn khi trang trí. Ý nghĩa của các loại quả cũng rất thú vị như : quả na đại diện cho sự sinh sôi. Bưởi tượng trưng cho điều may mắn. Dưa hấu là hiển thị của một cuộc sống sung túc…

Ngày nay, nhờ đôi bàn tay khéo léo của con người mà mâm quả được trang trí phong phú đa dạng hơn với những đường tỉa sắc nét. Những quả dưa hấu được nghệ nhân cách điệu thành rồng phượng, những múi bưởi thô cứng được lột vỏ và kết hợp thành hình thú bông..

3. Hương, đèn

Trước khi phá cỗ thì mâm cỗ tết trung thu là lễ vật để dâng lên các vị tổ tiên do đó mà không thể thiếu được hương và đèn. Việc đốt hương, châm đèn, hoá vàng thể hiện sự thành kính và tôn trọng với gia tiên, cội nguồn. Đây là truyền thống tốt đẹp mà dân tộc Việt Nam đang lưu giữ, phát triển, truyền nối từ đời này sang đời sau.

4. Lồng đèn truyền thống

Lồng đèn truyền thống là đồ chơi không thể thiếu của những đứa trẻ khi tết trung thu đến. Việc bày lồng đèn trong mâm cỗ tết trung thu sẽ khiến không gian thêm ấm áp, gắn chặt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Vì vậy mà tết trung thu còn được gọi là ngày tết đoàn viên.

Hình dáng của lồng đèn cũng rất đa dạng, phong phú vì đó là phụ kiện có thể handmade, gia công tuỳ theo sức sáng tạo và trí óc của con người. Trong các khu phố nhỏ và khu dân cư, mọi người thường tụ họp cùng nhau lên ý tưởng và thực hành làm ra chiếc đèn lồng riêng cho mình. Văn hoá này trở thành một nét đẹp trong đức tính của người Việt, luôn gắn bó và yêu thương nhau khi cùng chung “tình làng nghĩa xóm”

BÁNH TRUNG THU HỮU BÌNH – CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU.

Công ty Bánh Ngọt Hữu Bình – CSSX Hữu Thịnh.

Địa chỉ: 184 Trần Hưng Đạo, phường Ngọc Châu, TP Hải Dương.

Tell: +84 220 3853519 – 3895099.

Hotline: +84 989081295.

Email: congtyhuubinh@gmail.com / website: www.huubinh.com.vn.

+84 982 420 984